Xương ổ răng quá dày là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng cười hở lợi. Để khắc phục, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp mài xương ổ răng. Vậy mài xương ổ răng là gì? Cùng nha khoa Vincos tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
1. Mài xương ổ răng là gì?
Xương ổ răng là bộ phận bao bọc xung quanh và nâng đỡ cho chân răng được đứng vững. Chúng có tác dụng giống như một chiếc neo giúp cố định vị trí của răng trên hàm.
Vậy mài xương ổ răng là gì? Mài xương ổ răng là thủ thuật sử dụng các dụng cụ nha khoa để làm giảm bớt độ dày của xương hàm ở vị trí chứa ổ răng và chân răng.
Quá trình mài xương ổ răng thường đi kèm với tiểu phẫu cắt lợi. Vì người bị cười hở lợi có phần lợi bám thấp dưới thân răng. Về bản chất, mài xương ổ răng chính là để làm dài thân răng. Đầu tiên, các bác sĩ sẽ bóc phần lợi dính vào chân răng để làm lộ răng ra nhiều hơn. Sau đó, bác sĩ tiến hành mài xương, chỉnh lại theo đúng tỷ lệ rồi khâu lại bằng chỉ nha khoa.
2. Khi nào cần mài xương ổ răng?
Mài xương ổ răng được bác sĩ chỉ định trong trường hợp răng hô do xương ổ răng quá dày, lợi phát triển mạnh gây cười hở lợi. So với cắt xương hàm thì mài xương ít làm tổn thương phần xương và nướu của bạn hơn. Nếu xương ổ răng quá dày thì bắt buộc phải cắt xương hàm. Ngoài ra, với trường hợp hô quá nặng, muốn giải quyết triệt để, phải kết hợp nhiều phương pháp như mài xương, niềng răng.
Để biết tình trạng của bạn có cần thiết phải mài xương ổ răng hay không, hãy trực tiếp đi thăm khám. Bạn nên đến phòng khám nha khoa hoặc bệnh viện, để thăm khám, kiểm tra tình trạng và lên phác đồ điều trị.
3. Mài xương ổ răng có đau không? Có nguy hiểm không?
Vậy mài xương ổ răng có đau không? Trên thực tế, đây chỉ là tiểu phẫu trong nha khoa, không gây đau đớn và chảy máu nhiều. Hơn nữa, mài xương ổ răng cũng không ảnh hưởng đến chân răng sau này. Cho nên, bệnh nhân cũng không cần quá lo lắng.
Trong quá trình điều trị, bạn sẽ được bác sĩ gây tê nên trong khi mài, sẽ không có cảm giác quá đau nhức. Sau khi hết thuốc tê, bạn chỉ cảm thấy hơi ê nhưng ngưỡng đau trong khả năng chịu đựng được.
Quan trọng là bạn phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ về chế độ nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý sau khi phẫu thuật. Bạn đừng để những tác động mạnh ảnh hưởng đến vùng điều trị, tránh làm vết thương bị ảnh hưởng.
Mài xương ổ răng có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố, nhất là tay nghề của bác sĩ. Nếu bác sĩ thực hiện mài xương có nhiều kinh nghiệm, tay nghề cao thì ca phẫu thuật sẽ diễn ra hiệu quả, an toàn.
Ngược lại, nếu bác sĩ tay nghề kém, quá trình mài xảy ra sai sót thì có thể tác động đến dây thần kinh. Từ đó gây tê cứng hàm, đứt mạch máu,… Vì vậy, để tránh những hậu quả không đáng có do phẫu thuật mài xương ổ răng gây ra, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín. Nơi đó cần đảm bảo những tiêu chí sau:
- Bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm và chuyên môn trong ngành nha khoa răng hàm mặt.
- Nha khoa được trang bị những thiết bị hiện đại, phòng khám vô trùng, tránh nguy cơ lây nhiễm.
4. Quy trình mài xương ổ răng
-
Bước 1: Khám tổng quát răng miệng
Trước khi mài xương ổ răng, bạn sẽ được chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng cụ thể. Từ đó mới đưa ra phác đồ và phương pháp. Bác sĩ sẽ xác định vị trí xương cần mài, các dây thần kinh xung quanh xương, mức độ cười hở lợi, sức khỏe của bệnh nhân,…
-
Bước 2: Vệ sinh khoang miệng, gây tê
Trước khi tiến hành, bác sĩ sẽ sử dụng dung dịch sát khuẩn chuyên dụng để vệ sinh khoang miệng của bạn. Việc này nhằm tránh gây viêm nhiễm trong quá trình phẫu thuật. Sau đó, bạn được gây tê tại vị trí cần mài xương để không cảm thấy đau đớn.
-
Bước 3: Mài xương ổ răng
Bác sĩ sẽ tiến hành bóc tách phần nướu đang bám trên xương để làm lộ xương ổ răng. Tiếp theo, mài gọn phần viền xương để đạt tính thẩm mỹ cao, giúp bệnh nhân không còn cười hở lợi và hô nướu. Cuối cùng, bác sĩ khâu lại phần lợi vừa phẫu thuật và làm sạch bằng nước muối vô khuẩn.
-
Bước 4: Thăm khám sau điều trị
Sau khi mài xương ổ răng vài ngày, bạn nên quay trở lại cơ sở nha khoa kiểm tra. Tái kiểm tra như vậy để chắc chắn không xảy ra biến chứng.
Thời gian phẫu thuật mài xương ổ răng chỉ trong vòng từ 30 đến 60 phút. Sau khi bình phục, gương mặt của bạn sẽ cân đối, phần nướu, răng, lợi sẽ trở nên cân xứng và hài hòa hơn.
5. Chi phí mài xương ổ răng giá bao nhiêu tiền?
Hiện nay, mức chi phí mài xương chênh lệch dựa vào phí dịch vụ, công nghệ ứng dụng,… thông thường sẽ dao động từ 2 đến 3 triệu/ ca. Nếu bạn đang quan tâm đến dịch vụ mài xương ổ răng, hãy đến trực tiếp phòng khám của Vincos để được bác sĩ khám và tư vấn miễn phí.