Trồng răng implant có nguy hiểm không và yếu tố nào ảnh hưởng?

Trồng răng implant có nguy hiểm không và yếu tố nào ảnh hưởng?

Phương pháp cấy ghép răng Implant là kỹ thuật cấy ghép chân răng nhân tạo vào xương hàm, tái tạo lại răng đã mất về cả hình dáng và chức năng ăn nhai. Vì ảnh hưởng đến xương hàm nên nhiều người muốn tiến hành dịch vụ cấy ghép Implant lo lắng không biết trồng răng Implant có nguy hiểm không? Hãy cùng nha khoa Vincos giải đáp thắc mắc này!

Có nguy hiểm không khi trồng răng Implant?

Để xác định chính xác phương pháp trồng răng Implant có nguy hiểm không cần dựa vào 2 khía cạnh, gồm: 

  • Về phía người mất răng 
  • Về phía đơn vị thực hiện

Trồng răng có nguy hiểm không được xác định cụ thể theo từng trường hợp như sau: 

1. Về phía người mất răng

  • Chất lượng xương hàm 

Chất lượng xương hàm là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của một ca cấy ghép Implant. Xương hàm đủ tiêu chuẩn về chất lượng và số lượng mới có thể nâng đỡ và duy trì trụ Implant lâu dài.

Hiện nay, trụ Implant có chiều dài tối thiểu là 6.0mm, đường kính nhỏ nhất là 3.0mm. Xương hàm tại vị trí cấy chỉ đạt tiêu chuẩn nếu chiều dài và chiều rộng lớn hơn hoặc bằng chiều dài và chiều rộng tối thiểu của Implant. Ngoài ra, xương hàm phải chắc khỏe, xương ổ răng phải đầy đủ.

Trong trường hợp người mất răng lâu năm, bị tiêu xương hàm nghiêm trọng, bác sĩ sẽ chỉ định cấy ghép xương để quá trình đặt Implant diễn ra thuận lợi. 

Nếu trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương ít hoặc chỉ cần ghép xương nhân tạo thì có thể thực hiện ghép xương trực tiếp tại nha khoa Vincos.

Trồng răng Implant có nguy hiểm không phụ thuộc nhiều vào tình trạng răng miệng của bệnh nhân
  • Tuổi tác

Trồng răng Implant là phương pháp không giới hạn độ tuổi áp dụng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa tại nha khoa Vincos, độ tuổi tốt nhất để thực hiện cấy ghép Implant là từ 18 tuổi trở lên. Bởi lẽ, lúc này hệ xương hàm đã phát triển ổn định, hoàn thiện và đủ điều kiện để cấy ghép.

Nếu cấy ghép Implant khi xương còn quá non, việc tác động vào xương hàm để đặt Implant có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành cấu trúc xương hàm. Vì vậy, bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng và hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện cấy ghép Implant.

  • Sức khỏe cơ thể 

Trước khi trồng răng, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để đánh giá tình trạng sức khỏe, chất lượng và số lượng xương hàm. Theo đó, các bạn cần có sức khỏe tốt, tinh thần tốt, không mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, tim mạch,… 

Nếu cơ thể mắc bệnh, bạn cần kiểm soát bệnh để thực hiện cấy ghép Implant an toàn. Bác sĩ sẽ xem xét mức độ bệnh và quyết định có nên tiến hành đặt Implant hay không.

  • Thói quen thiếu lành mạnh:

Việc sử dụng các chất kích thích có thể dẫn đến việc đào thải Implant và gây ra các biến chứng trong quá trình thực hiện. Không dừng lại ở đó, thói quen này còn ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình hồi phục sau khi đặt.

Về phía đơn vị thực hiện

  • Vô trùng trước khi phẫu thuật:

Yếu tố vô trùng ảnh hưởng rất nhiều đến việc trồng răng Implant có nguy hiểm không. Theo đó, nếu tổng quan về phòng ốc, trang thiết bị cũng như dụng cụ không được vô trùng kỹ lưỡng, bệnh nhân sẽ rất dễ bị nhiễm trùng trong và sau khi thực hiện cấy ghép Implant.

  • Bác sĩ thực hiện:

Với bác sĩ giàu kinh nghiệm, việc cấy ghép Implant sẽ diễn ra nhanh chóng, dễ dàng cũng như các vấn đề phát sinh cũng được khắc phục nhanh chóng, để quá trình cấy ghép diễn ra suôn sẻ và tốt đẹp.

  • Thiết bị hỗ trợ:

Ngày nay tỷ lệ biến chứng sau khi thực hiện cấy ghép Implant cực kỳ thấp và không gây nguy hiểm nhiều vì có sự hỗ trợ đắc lực từ các trang thiết bị hiện đại. Vì vậy, địa chỉ thực hiện cấy ghép cần trang bị đầy đủ các thiết bị hỗ trợ để đảm bảo kết quả điều trị thành công nhất có thể.

Bạn cần lựa chọn bác sĩ thực hiện và địa chỉ nha khoa trồng răng Implant uy tín để hạn chế các biến chứng nguy hiểm

Danh sách biến chứng có thể xảy ra trong quá trình làm răng

  • Đau tim khi cấy ghép:

Đối với bệnh nhân lớn tuổi mắc các bệnh tim mạch, cao huyết áp,… khi phẫu thuật, huyết áp có thể tăng cao đột ngột hoặc lên cơn đau tim. Vì vậy, trước khi cấy ghép Implant cần kiểm soát bệnh một cách tốt nhất. Trong quá trình phẫu thuật, cần có bác sĩ chuyên khoa hỗ trợ hoặc trực tiếp thực hiện.

  • Các lỗi khi đặt Implant vào xương hàm:

Khi bạn điều trị tại các cơ sở nha khoa không uy tín, bác sĩ thiếu chuyên môn, thiếu kinh nghiệm sẽ gây ra nhiều rủi ro khi trồng răng như: 

  1. Trụ Implant đặt sai vị trí
  2. Trụ Implant chèn ép dây thần kinh gây tê môi và hàm trong, mô men không đủ,… thậm chí là gãy trụ. 
  3. Trong tương lai, lực nhai cũng sẽ không đồng đều, nguy cơ nhiễm trùng sau khi làm răng là rất cao.
  • Trụ Implant bị đào thải:

Trụ Implant bị đào thải do cấy ghép không đúng kỹ thuật, khách hàng không thực hiện đúng hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trồng răng Implant của bác sĩ. Các biểu hiện mà Implant bị đào thải bao gồm: 

  1. Thay đổi màu sắc của nướu quanh Implant
  2. Viêm sưng nướu
  3. Viêm niêm mạc quanh Implant
  • Chảy máu nơi đặt trụ Implant:

Chảy máu được xem là hiện tượng hoàn toàn bình thường sau khi làm răng hoặc nhổ răng. Lúc này, bạn cần sử dụng gạc đặt vào vị trí làm răng để cầm máu. Tuy nhiên, nếu sau 24h mà máu tại chỗ đặt trụ vẫn chảy liên tục, kèm theo những cơn đau nhức dữ dội. Bạn cần nhanh chóng đến nha khoa uy tín để có phương án điều trị kịp thời. Từ đó, bạn sẽ hạn chế được sự xuất hiện của các biến chứng cấy ghép Implant nguy hiểm khác.

Chảy máu nơi đặt trụ Implant là biến chứng thường gặp nhất khi trồng răng Implant tại những địa chỉ nha khoa kém chất lượng

Cách làm giảm thiểu yếu tố nguy hiểm khi trồng răng Implant

Tuy chỉ chiếm khoảng 10 -15% nhưng những biến chứng sau khi trồng răng trên đây cũng khiến nhiều người e ngại với việc thực hiện phương pháp này. Trên thực tế, trồng răng Implant sẽ không gây ra bất kỳ biến chứng nào nếu đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Cơ thể bệnh nhân khỏe mạnh

Để cấy ghép Implant, bạn phải trên 18 tuổi, có sức khỏe tốt, không mắc các bệnh lý như tim mạch, huyết áp, tiểu đường,… Phương pháp này cũng chống chỉ định với phụ nữ mang thai để tránh ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và sự phát triển của em bé.

  • Tình trạng răng miệng tốt

Răng miệng trước khi thực hiện cấy ghép phải đảm bảo không mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Nếu bạn đang gặp phải các bệnh lý răng miệng này thì cần điều trị tận gốc căn nguyên của bệnh mới được cấy ghép.

  • Xương hàm chắc khỏe

Xương hàm cần đáp ứng đủ các tiêu chí về chiều rộng và chiều cao, không bị biến dạng và chưa bị hõm. Nếu bệnh nhân đã bị hõm xương hàm (do mất răng lâu ngày) thì bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cấy ghép xương, nâng hàm bằng bột xương nhân tạo hoặc xương tự thân để đảm bảo tình trạng của răng cấy ghép. 

  • Bác sĩ thực hiện có chuyên môn cao

Cấy ghép là một trong những kỹ thuật khó trong nha khoa nên đòi hỏi rất cao về tay nghề chuyên môn của bác sĩ. Bác sĩ phải là người xác định rõ trường hợp bệnh, có thể cấy ghép Implant được không, có cần thiết phải phẫu thuật ghép xương hàm không,…

Đặc biệt, bác sĩ cần có trình độ cao trong việc xác định loại trụ răng phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh nhân, đảm bảo kỹ thuật trồng răng vào đúng vị trí và đúng hướng.

Hãy cân nhắc, lựa chọn thật kỹ địa chỉ nha khoa trước khi thực hiện trồng răng Implant

Như vậy, trồng răng Implant có nguy hiểm không phụ thuộc chủ yếu vào tay nghề bác sĩ, quy trình thực hiện cấy ghép và trang thiết bị được sử dụng để thực hiện các phương pháp nha khoa. Để hiểu rõ hơn về phương pháp trồng răng này, bạn có thể tham khảo thêm về Tại sao phải cấy ghép Implant cho răng đã mất?

Share:

Leave comment