Răng hàm đóng vai trò quan trọng, đây là “cỗ máy” nghiền nát thức ăn, giúp dạ dày dễ tiêu hóa. Do một số nguyên nhân mà nhiều người bị mất răng hàm từ rất sớm. Trồng răng hàm là phương pháp thẩm mỹ được họ cân nhắc lựa chọn.
- Răng giả tháo lắp nhựa dẻo có tốt không? Giá bao nhiêu?
- Phẫu thuật thẩm mỹ chữa cười hở lợi – có đau và giải quyết triệt để không?
Răng hàm là răng gì?
Răng hàm (hay còn được gọi là răng cối) là răng mọc ở phía trong cùng của cung hàm, có tác dụng bảo vệ xương hàm và bảo vệ bộ nhai. Răng hàm có vị trí mọc phía trong răng cửa (vị trí 1, 2) và 1 răng nanh (vị trí 3). Mỗi phần tư hàm của bạn sẽ có hai răng hàm nhỏ (vị trí 4,5) và ba răng hàm lớn (vị trí 6,7,8).
Cấu trúc của răng hàm
Răng hàm có cấu tạo chung như các răng khác. Xét về cấu trúc răng, răng hàm gồm 2 phần là thân răng và chân răng được ngăn cách bởi cổ răng.
- Thân răng hàm là phần có thể nhìn thấy được, ở trên cổ răng. Thân răng gồm có 5 mặt: Mặt nhai, mặt ngoài, mặt trong và 2 mặt bên. Răng hàm có mặt nhai lớn, phần tiếp xúc với răng hàm đối diện đóng vai trò quan trọng trong việc nhai và nghiền thức ăn.
- Chân răng là phần được cắm vào ổ răng của xương hàm. Số lượng chân răng phụ thuộc vào loại răng và vị trí của nó. Răng hàm có 2-3 chân.
Về cấu tạo răng, răng hàm cũng được cấu tạo bởi 3 thành phần là men răng, ngà răng và tủy răng.
- Men răng được coi là bộ phận cứng nhất của cơ thể, men răng bao bọc lấy thân răng, không chứa dây thần kinh nên hầu như không có cảm giác. Men răng bao gồm 96% chất vô cơ, chủ yếu là hydroxy apatit.
- Ngà răng là lớp trong cùng trong men răng, trong tủy răng có chứa buồng tủy và ống tủy. Ngà răng ít cứng hơn men răng, được tạo thành từ 70% chất vô cơ, 30% chất hữu cơ và nước.
- Tủy răng là đơn vị sống chính của răng, trong tủy có chứa các mạch máu, dây thần kinh, mạch, …
Tác dụng của răng hàm?
Răng hàm đóng vai trò quan trọng trong việc cắn, xé, nhai và nghiền nát thức ăn. Từ đó, giúp thức ăn được nghiền nhỏ, trộn đều với men trong nước bọt trước khi vào cơ thể. Sau đó, thức ăn được di chuyển đến các cơ quan tiêu hóa khác như dạ dày, ruột non,…
Răng hàm đóng vai trò tạo nên sự hài hòa, cân đối và thẩm mỹ cho khuôn mặt. Bộ răng với đầy đủ các răng giúp phát âm chuẩn và rõ ràng. Nếu bị mất răng, cung hàm sẽ có khoảng trống, âm thanh phát ra khó nghe, không chính xác.
Có nên thực hiện trồng răng hàm không?
Như đã nói ở đầu bài viết này, răng hàm là loại răng có hình dạng răng tương đối lớn, có cấu tạo khá phức tạp. Do nằm bên trong khoang miệng nên răng hàm thường không được chú trọng nhiều về yếu tố thẩm mỹ. Tuy nhiên, răng hàm lại đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chức năng ăn và nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày.
Cũng chính vì không mang tính thẩm mỹ nhưng lại đóng vai trò quan trọng nên khi bị sâu răng viêm tủy hoặc mất răng hàm, giải pháp trồng lại răng Implant là biện pháp tối ưu nhất. Tại Vincos, các chuyên gia nha khoa khuyên bạn nên thực hiện trám răng ngay với những lỗ sâu nhỏ, khi răng sâu ảnh hưởng tủy có thể chữa tủy và bọc sứ, luôn cố gắng giữ những chiếc răng gốc cho đến khi chân răng lung lay thì sẽ nhổ và trồng lại răng Implant.
Sở dĩ lựa chọn trồng răng hàm là giải pháp cuối cùng vì răng hàm là loại răng không thể tự tái tạo nếu bị tổn thương và hiện tại không có bất kỳ loại răng nào thay thế được nhiệm vụ của răng hàm. Chức năng ăn, nhai của răng khi nhổ bỏ răng thật và không trồng răng giả sẽ không còn được đảm bảo.
Hậu quả mất răng hàm
Răng hàm có chức năng quan trọng trong khoang miệng, đóng vai trò tích cực trong việc ăn uống, nhai thức ăn. Vì vậy bạn không nên chủ quan khi bị mất răng hàm. Nếu không bạn sẽ phải chịu đựng các hậu quả nghiêm trọng mà việc mất răng hàm gây ra như:
- Chức năng ăn nhai bị suy giảm, quá trình nghiền nát thức ăn bị ảnh hưởng, gây mỏi hàm, tiêu hóa không tốt.
- Răng hàm bị mất tạo kẽ hở, khi ăn uống có thể bị rơi.
- Dễ gây sâu răng cho các răng kế cận.
- Thông thường, sau khoảng 2 – 3 tháng mất răng hàm mà không tiến hành cấy ghép và trồng răng hàm lại, xương răng sẽ tiêu dần khiến mật độ xương suy giảm.
- Không trồng răng hàm cũng là nguyên nhân chính khiến cơ mặt bị chảy xệ, gương mặt già đi trông thấy. Sau khi mất răng 2-3 năm, tỷ lệ tiêu xương hàm có thể lên đến 40%.
Vì vậy, sau khi mất răng chúng tôi khuyên bạn nên trồng răng hàm càng sớm càng tốt để đảm bảo chức năng răng cũng như tính thẩm mỹ cho tổng thể hàm và khuôn mặt.
Trồng răng hàm trên và dưới như thế nào? Có mấy loại?
Trồng răng hàm trên và dưới là giải pháp tốt nhất để ngăn ngừa những hậu quả do mất răng hàm gây ra. Hiện nay, có ba phương pháp trồng răng hàm trên và dưới được nhiều người lựa chọn có thể kể đến như: trồng răng hàm tháo lắp, trồng răng hàm Implant và trồng răng hàm sứ.
Trồng răng hàm sứ:
Đây là phương pháp trồng răng giả nhằm thay thế răng hàm mất bằng cầu răng sứ. Cầu có ít nhất 3 răng sứ trở lên được chế tác với nhau, cố định vào trụ răng thật và keo nha khoa để lấp đầy khoảng trống bị mất răng. Hai chiếc răng thật nằm kề 2 bên của chiếc răng mất sẽ được mài nhỏ để làm trụ cầu, giúp cầu răng đứng vững trên cung hàm.
Trồng răng hàm Implant:
Trồng răng hàm Implant là phương pháp trồng răng hiện đại nhất hiện nay có thể khôi phục răng mất cho một hoặc nhiều răng. Khi trồng răng, bác sĩ sẽ tiến hành cấy một trụ Implant bằng chất liệu Titanium vào trong xương hàm với phương pháp tiểu phẫu đơn giản. Bên trên là khớp nối Abutment đóng vai trò làm trụ cầu, kết nối trụ Implant với răng sứ bên trên.
Trồng răng hàm tháo lắp:
Trồng răng hàm tháo lắp là phương pháp trồng răng hàm tiết kiệm chi phí nhất trong 3 phương pháp. Bên cạnh đó, phương pháp này cũng dễ dàng sử dụng, khách hàng chỉ cần đặt đế răng giả vào khoảng trống mất răng là có thể sử dụng. Hơn nữa, phương pháp này cũng có thể áp dụng khi trồng lại răng hàm trên hoặc răng hàm dưới.
Tuy nhiên, phương pháp này có nhiều khuyết điểm như độ bền không cao (dưới 5 năm), không thể ngăn chặn được những hậu quả do mất răng, vướng víu, khả năng ăn uống kém,…
Hy vọng với những giải đáp trong bài viết này của nha khoa Vincos đã giúp bạn phần nào giải đáp được thắc mắc về trồng răng hàm. Để biết về chi phí thực hiện dịch vụ thẩm mỹ chỉnh nha trên, bạn có thể tham khảo bài viết chi phí trồng răng hàm trên dưới giá bao nhiêu tiền.